Kết quả tìm kiếm cho "Chính phủ Campuchia"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 3009
Theo Tổng cục Hải quan, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại thời điểm này đang diễn biến phức tạp trên các tuyến đường, địa bàn, loại hình sản xuất, kinh doanh và cả trên không gian mạng. Tình trạng lợi dụng hình thức kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội và lợi dụng hoạt động bưu chính, chuyển phát nhanh để thực hiện các hành vi vi phạm được dự báo có nguy cơ thành điểm nóng buôn lậu trong thời gian tới.
Năm 2024 là thời điểm ghi nhiều dấu mốc đối với ngành giáo dục và đào tạo. Xin trân trọng giới thiệu 10 dấu ấn nổi bật trong hoạt động của ngành giáo dục năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn và tổng hợp.
Bên dòng sông Hậu êm đềm, làng nghề sản xuất dây keo tại xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) là một minh chứng sống cho sự cần cù và sáng tạo của người dân An Giang. Gần 2 thập kỷ qua, nghề làm dây keo đã gắn bó mật thiết với đời sống của hàng trăm hộ dân nơi đây, mang lại nguồn thu nhập ổn định và giữ một nền văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, để tiếp tục tồn tại và phát triển, làng nghề cần có những thay đổi mang tính đột phá.
Năm 2024, với sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự năng động, linh hoạt của chính quyền các cấp nên công tác xây dựng Đảng và công tác dân vận, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH), quốc phòng - an ninh của huyện An Phú tiếp tục chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực.
Đã thành thông lệ, những tháng cuối năm, tình hình hoạt động của các loại tội phạm biên giới thường sẽ diễn biến phức tạp, nhất là trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Vì vậy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh triển khai cao điểm phòng, chống tội phạm trên tuyến biên giới, với nhiều biện pháp quyết liệt, cụ thể, chặt chẽ, phù hợp tình hình thực tế địa bàn biên giới của tỉnh.
Những năm qua, ngoại giao kinh tế trở thành nội hàm then chốt trong tất cả các hoạt động đối ngoại, đặc biệt là đối ngoại cấp cao. Ngoại giao kinh tế của nước ta có sự chuyển biến về tư duy, cách làm theo hướng tích cực, thực chất, đóng góp hiệu quả cho việc thực hiện các đột phá chiến lược.
Do muốn có được thu nhập cao nhanh chóng nên thời gian gần đây, có nhiều người tìm kiếm các “đường dây” đưa đón xuất, nhập cảnh “chui” để sang nước ngoài lao động. Tuy nhiên, vì thiếu sự hiểu biết pháp luật nên không ít người bị các đối tượng xấu có cơ hội lợi dụng trục lợi… Đáng nói hơn, ngoài những trường hợp bị mất của còn có người mất cả tính mạng.
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết của bà Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Từ những ngày đầu thành lập với sự che chở của Nhân dân tại các chiến khu, đến các chiến thắng vang dội trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân đội ta luôn gắn bó máu thịt với Nhân dân, lấy sự yêu thương và đùm bọc của đồng bào làm nền tảng để chiến đấu và trưởng thành. Do đó, bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam chính là “từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu.”
Đó là chủ đề của buổi tọa đàm đầy ý nghĩa do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Người đi trước truyền lửa cho thế hệ sau, hậu bối tri ân tiền nhân.
Tròn 80 năm, ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo, thuộc Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập. Sự ra đời của Quân đội Nhân dân Việt Nam là sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân và Nhân dân ta có một Quân đội kiểu mới, do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục, rèn luyện và lãnh đạo; quân đội mang bản chất giai cấp công nhân, từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu, anh hùng, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì tự do, hạnh phúc của Nhân dân.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt với những bất ổn địa chính trị, lạm phát và thiên tai, Việt Nam vẫn vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Á-Thái Bình Dương trong năm 2024.